Độc Lạ Chùa Cổ Lễ Với Kiến Trúc Đông Tây Và Huyền Tích Hoà Thượng Cởi Áo Cà Sa Ra Trận.

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, chùa Cổ Lễ là quần thể kiến trúc phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Xem thêm những video về những ngôi chùa nổi tiếng khác TẠI ĐÂY.

Nằm trên khu đất rộng hơn 10 mẫu Bắc Bộ tại huyện Trực Ninh (Nam Định), chùa Cổ Lễ hiện lên yên bình, trầm mặc, Ngôi chùa gần nghìn năm tuổi với những bức tường rêu phong bạc màu ấy đã âm thầm chứng kiến biết bao đổi thay của thời đại; lưu giữ trong mình bao sự đổi thay theo dòng chảy của lịch sử và cả những giá trị văn hoá không thể đong đếm được.

Chùa Cổ Lễ: quần thể kiến trúc đạo Phật giáo mang các yếu tố kiến trúc Gothic ở thị trấn Cổ Lễ,
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của
phong cách kiến phương Tây, chùa cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Chùa Cổ Lễ có hiệu là “Thần Quang Tự”, là công trình văn hoá kiến trúc Phật giáo được xây dựng từ thế kỷ XII, thời vua Lý Thần Tôn để thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Chùa Cổ Lễ trước đây là ngôi chùa kiến trúc bằng gỗ. Trải qua sự phong hoá của mưa nắng và thời gian, ngôi chùa cổ xưa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1902, Đệ Nhất Sư Tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì chùa và đã cho trùng tu tái thiết lại ngôi chùa theo kiến trúc mới “Nhất Thốc Lâu Đài”.

Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo, các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo.

Bên cạnh đó, chùa Cổ Lễ cũng gây ấn tương với nhiều công trình độc đáo khác, nổi bật là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m với 64 bậc, có 8 mặt, dựng năm 1927 được dựng trước lối vào – trên lưng con rùa khổng lồ, đầu rùa hướng vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to.

Chuông dưới hồ nước

Sau lưng chùa Trình là một cái hồ lớn, giữa hồ có một quả chuông nặng 9 tấn. Đây cũng là điểm nhấn được cho bí ẩn khiến cho bất cứ du khách nào đến chùa Cổ Lễ cũng phải xem cho kỳ được.

Theo tư liệu nhà chùa, quả chuông này có tên là Đại Hồng Chung do hòa thượng Thích Thế Long cho đúc năm 1936, được coi là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết cánh sen, thân mang họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Hán.

Theo người dân Cổ Lễ kể lại, ngày đó nhân dân quanh vùng vì yêu mến chùa mà đúc chuông tặng. Trong quá trình đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó.

Khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, dân trong vùng đề phòng sẽ bị giặc phá hoại, hoặc sợ bị lấy ra đúc pháo nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ.

Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá giữa hồ. Suốt từ đó, quả chuông nặng 9 tấn này chưa được đánh lần nào. Tuy nhiên, người trong vùng truyền tai nhau rằng nếu Đại Hồng Chung được đánh thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng chuông.

Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Đây cũng là hình ảnh tinh thần lớn và cũng là nét độc đáo mà chỉ có ở chùa Cổ Lễ. Mặc dù, không ít nhà sư ở nhiều nơi đã xung phong vào mặt trận, chiến đấu vì độc lập dân tộc; nhưng cả một đội quân đông tới 27 nhà sư ở chùa Cổ Lễ cùng khoác súng lên đường vào đầu năm 1947, theo lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lại là chuyện chưa từng có. Đáng chú ý, trong số đó còn có hai ni cô là Đàm Nhung và Đàm Lân cùng xung phong đầu quân. Họ đã hát bài ca “Cùng nhau đi hùng binh”, đội mũ gắn sao lên đường, khích lệ lòng người trong tình thế nước sôi lửa bỏng. Hiện bia nhà chùa còn khắc những vần thơ hừng hực khí thế lên đường kháng chiến năm đó: “Cởi áo cà sa khoác chiến bào. Tuốt gươm, bồng súng diệt binh đao. Ra đi quyết rửa thù cứu nước. Vì nghĩa quên thân, hiến máu đào”. Phải nói, đây là hình ảnh đậm chất lãng mạn cách mạng của những chiến binh Phật tử, tại ngôi chùa ngàn năm này. Sự kiện hy hữu này điểm tô cho bản anh hùng ca của dân tộc, trong cuộc kháng chiến trường kỳ của chiến sĩ, đồng bào cả nước ta.


5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x